Tùy theo lựa chọn của khách hàng mà chúng tôi sẽ cung cấp loại trạm đo theo nguyên lý quang học hoặc đo theo sensor điện hóa.
Đo theo nguyên lý quang học hồng ngoại gần không tán sắc (NDIR) đo được đồng thời các chỉ tiêu như CO, SO2, NO, CO2. Muốn đo tổng NOx (NO+NO2) phải thêm bộ chuyển đổi xúc tác NO2 thánh NO.
Phương pháp quang phổ tử ngoại tán sắc (UVDOAS): Đo được đồng thời các chỉ tiêu như SO2, NO, NO2. Phương pháp này có nhiều ưu điểm là có thể ướt và nóng, nhưng lại không đo được CO nên muốn đo đồng thời CO, SO2, NO, NO2 theo như NĐ40 thì phải kết hợp hai phương pháp này.
Phương pháp hồng ngoại chuyển hóa Furier (FTIR) đo được 16 chỉ tiêu trong khí thải như H2O, CO2, CO, N2O2, NO, NO2, SO2, HCl, HF, NH3, C2H6, C3H8, C2H4, CH2O, TOC.
Đo theo nguyên lý điện hóa có thể đo được nhiều chỉ tiêu hơn như CO, SO2, NOx, CO2, O2, H2S, HCL, HF, NH3, Cl2...
Quan trắc các thông số hóa học dựa vào một trong hai phương pháp chính hoặc phải kết hợp cả hai:
- Phương pháp quang học: Phương pháp quang học dựa trên sự hấp thụ ánh sáng của các khí thải. Cường độ hấp thụ ánh sáng phụ thuộc vào nồng độ của chất hấp thụ tuân theo định luật Lambe-Bear. Để quan trắc các chất ô nhiễm như CO, SO2, NO... các thiết bị quan trắc tự động thường sử dụng tia sáng hồng ngoại gần (NDIR) hoặc UV-DOAS. Phương pháp hồng ngoại chuyển hóa Furier (FTIR) đo được nhiều thông số nhưng giá thành đắt hơn rất nhiều. Ngoài ra thế giới cũng đã cho ra đời các thiết bị quan trắc khí thải đo bằng quang học sử dụng tia laser.
- Phương pháp điện hóa (elechtrochemical): Mỗi sensor điện hóa được tẩm một dung dịch điện hóa tương ứng. Khi các chất cần đo phản ứng với dung dịch điện hóa làm thay đổi điện thế trên bề mặt điện cực. Sự thay đổi này tỷ lệ với nồng độ chất cần đo. Mỗi thông số cần một sensor. Các sensorđược đặt trong thiết bị. Thiết bị chứa sensor được đặt trong phòng điều hành. Mẫu được hút, lọc bụi, loại hơi nước trước khi đưa về sensor đo.
Ưu nhược điểm của từng phương pháp:
- Phương pháp quang học là công nghệ mới có ưu điểm là không phải thay thế sensor đo trong suốt thời gian sống của sensor. Tuy nhiên số chỉ tiêu bị hạn chế (phương pháp hồng ngoại gần-NDIR) nhưng giá thành cao hơn phương pháp điện hóa, đặc biệt là phương pháp hồng ngoại chuyển hóa Furier (FTIR).
- Phương pháp điện hóa có thể đo được rất nhiều chỉ tiêu và đặc biệt là các chỉ tiêu không có hiệu ứng hấp thụ ánh sáng mà phương pháp quang học không thể đo được. Tuy nhiên sau một thời gian sử dụng thì phải định kỳ thay sensor. Tuổi thọ của sensor điện hóa là từ 16000 đến 18000 giờ làm việc (khoảng 2 năm)
- Giá thành của một trạm quan trắc theo phương pháp quang học thường cao hơn giá thành của trạm quan trắc theo phương pháp điện hóa, đặc biệt phương pháp hồng ngoại chuyển hóa furier. Phương pháp quang học sử dụng tia laser có ưu điểm là không tiếp xúc khí thải nhưng mỗi thiết bị chỉ đo được 1-2 chỉ tiêu nên sẽ rất cồng kềnh khi gắn nhiều thiết bị trên ống khói để đo nhiều chỉ tiêu.
Các sản phẩm quan trắc khí thải ống khói mà chúng tôi cung cấp có nguồn gốc châu Âu, hoạt động ổn định, độ bền cao, chịu đựng được môi trường khắc nghiệt của Việt Nam
p