Theo dự thảo Thông tư về hoạt động quan trắc môi trường , lần đầu tiên tần suất quan trắc môi trường được quy định rõ ràng cụ thể; việc quan trắc môi trường sẽ được tiến hành hàng năm.
Theo dự thảo Thông tư về hoạt động quan trắc môi trường , lần đầu tiên tần suất quan trắc môi trường được quy định rõ ràng cụ thể; việc quan trắc môi trường sẽ được tiến hành hàng năm.
|
Lần đầu tiên tần suất quan trắc môi trường được quy định cụ thể. Ảnh: MH |
Mặc dù, quan trắc môi trường được quy định chung bởi 7 Điều khoản (Điều 121 đến 127) trong Luật Bảo vệ môi trường 2014. Tuy vậy, các quy định này vẫn nằm trên giấy do chưa có hướng dẫn chi tiết, cụ thể. Để đưa Luật đi vào cuộc sống, Bộ TN&MT đã xây dựng Dự thảo Thông tư quy định về hoạt động quan trắc môi trường. Từ đó, quy định cụ thể: Quy trình kỹ thuật quan trắc môi trường; yêu cầu cơ bản và đặc tính kỹ thuật trạm quan trắc khí thải tự động, liên tục; sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật trong hoạt động quan trắc môi trường; và truyền nhận và kết nối dữ liệu của Trạm quan trắc môi trường tự động, liên tục. Hiện, Dự thảo này đã hoàn thành và đang trong giai đoạn lấy ý kiến đóng góp.
Quy định tần suất quan trắc
Theo Dự thảo Thông tư quy định tần suất quan trắc tối thiểu đối với: Môi trường không khí và môi trường nước mặt lục địa phải thực hiện 6 lần/năm; quan trắc trầm tích 1lần/năm; quan trắc tiếng ồn và độ rung 4 lần/năm; quan trắc môi trường đất 1 lần/3 - 5 năm đối với nhóm thông số biến đổi chậm; 1 lần/năm đối với nhóm thông số biến đổi nhanh; quan trắc môi trường nước biển 1 lần/3-5 năm đối với nhóm thông số biến đổi chậm, 1 lần/năm đối với nhóm thông số biến đổi nhanh. Thời gian và tần suất quan trắc môi trường nước dưới đất tối thiểu 2 lần/năm, một lần giữa mùa khô và một lần giữa mùa mưa; trong trường hợp đặc biệt đối với nước dưới đất không áp, trong điều kiện tự nhiên, sẽ thay đổi rất mạnh do những thay đổi về thời tiết, tần suất quan trắc là 1 lần/tháng.
Đáng chú ý, quan trắc chất lượng nước mưa thời gian và tần suất quan trắc như sau: Các mẫu nước mưa được lấy theo mỗi trận mưa. Trường hợp này phải chú ý xác định thời điểm bắt đầu và kết thúc trận mưa và yêu cầu quan trắc viên phải có mặt 24/24 giờ để thực hiện việc lấy mẫu. Trong trường hợp không thể thực hiện việc lấy mẫu theo mỗi trận mưa, lấy mẫu theo ngày (liên tục trong 24 giờ). Trường hợp này, thời gian lấy mẫu của một ngày bắt đầu từ 8 giờ sáng và mẫu phải được giữ nguyên vẹn (được bảo quản lạnh hoặc thêm các hóa chất bảo quản thích hợp). Trường hợp không có khả năng phân tích mẫu theo ngày, có thể tiến hành lấy mẫu theo tuần, tức là gộp các mẫu ngày lại trong vòng 1 tuần hoặc cũng có thể chấp nhận lấy liên tục trong 1 tuần khi mà mẫu được giữ nguyên vẹn (được bảo quản lạnh hoặc sử dụng các hóa chất bảo quản phù hợp).
Hướng dẫn chi tiết công việc quan trắc
Theo bà Nguyễn Thị Nguyệt Ánh – Phó Giám đốc Trung tâm Quan trắc môi trường, Thông tư quy định hoạt động quan trắc môi trường sửa đổi và bổ sung cho một số Thông tư đã ban hành như Thông tư số 28/2011/TT-BTNMT, Thông tư số 21/2012/TT-BTNMT. Dự thảo Thông tư gồm 40 Điều khoản, 13 Phụ lục kèm theo quy định hướng dẫn khá đầy đủ chi tiết công việc quan trắc môi trường.
Đơn cử như quan trắc môi trường không khí, Dự thảo Thông tư quy định, trước khi lựa chọn vị trí quan trắc, phải điều tra, khảo sát các nguồn thải gây ô nhiễm môi trường không khí xung quanh tại khu vực cần quan trắc. Vị trí các điểm quan trắc phải được đánh dấu trên sơ đồ hoặc bản đồ... Các thông bắt buộc đo tại hiện trường là hướng gió, tốc độ gió, nhiệt độ, độ ẩm tương đối, áp suất, bức xạ mặt trời. Bên cạnh đó, còn có các thông số khác: lưu huỳnh đioxit (SO2), nitơ đioxit (NO2), nitơ oxit (NOx), cacbon monoxit (CO), ozon (O3), bụi lơ lửng tổng số (TSP), bụi có kích thước nhỏ hơn hoặc bằng 10 µm (PM10), bụi có kích thước nhỏ hơn hoặc bằng 2,5 µm (PM2,5); chì bụi (Pb). Ngoài ra, căn cứ vào muc tiêu và yêu cầu của chương trình quan trắc, còn có thể quan trắc các thông số độc hại khác theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia của Bộ TN&MT quy định nồng độ các chất độc hại trong môi trường không khí xung quanh.
Đối với việc quan trắc tiếng ồn, thiết bị quan trắc tiếng ồn được sử dụng theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5964:1995. Phương pháp và khoảng thời gian quan trắc cũng được xác định theo tiêu chuẩn TCVN 7878:2008; Khi thực hiện các phép đo ngoài trời phải giảm phản xạ âm đến tối thiểu. Các phép đo phải thực hiện cách cấu trúc phản xạ âm ít nhất 3,5 mét không kể mặt sàn, độ cao tiến hành đo là 1,2 - 1,5 mét so với mặt sàn. Đối với tiếng ồn giao thông do dòng xe gây ra, ngoài việc đo tiếng ồn, phải xác định cường độ dòng xe (xe/giờ) bằng phương pháp đếm thủ công hoặc thiết bị tự động. Phải tiến hành phân loại các loại xe trong dòng xe, bao gồm: Mô tô, xe máy; Ô tô con (dưới 7 chỗ ngồi); Xe tải hạng nhẹ (có trọng tải <3,5 tấn); + Xe tải hạng nặng (có trọng tải >3,5 tấn) và xe buýt.
Ngoài ra, Dự thảo còn hướng dẫn chi tiết thiết kế chương trình quan trắc môi trường đối với nước mưa, nước biển, nước dưới đất, trầm tích...
Mỗi quy định ban hành đều phải được bảo đảm thi hành bằng một cơ chế cụ thể. Vì vậy, theo Dự thảo trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện Thông tư sẽ giao cho Tổng cục Môi trường. Bên cạnh đó, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch UBND các cấp và tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thực hiện Thông tư này.
Công ty Khoa học và Bảo vệ môi trường (STEPRO) là nhà cung cấp các trạm quan trắc môi trường tự động hàng đầu thế giới, đó là:
- Trạm quan trắc môi trường không khí tự động của hãng RECORDUM (Áo)
- Trạm quan trắc tự động khí thải ống khói của hãng IMR(Mỹ)
- Trạm quan trắc tự động chất lượng nước của hãng S::CAN (Áo)
- Trạm quan trắc tự đông độc lý trong nước , coliform và e-coli của MicroLan (Hà Lan)
- Trạm quan trắc kim loại nặng của hãng ISTRAN (Slovakia)
Địa chỉ: 2/8 Tây Sơn, Đống Đa, Hà Nội
Hotline: 0915.668.418 hoặc 0919.668.415