Hoạt động quan trắc môi trường của các cơ sở, doanh nghiệp định kỳ 6 tháng báo cáo tình hình sản xuất và xử lý chất thải lên cơ quan chức năng xem xét và phê duyệt là cực kỳ cần thiết hiện nay.
Hoạt động quan trắc môi trường của các cơ sở, doanh nghiệp định kỳ 6 tháng báo cáo tình hình sản xuất và xử lý chất thải lên cơ quan chức năng xem xét và phê duyệt là cực kỳ cần thiết hiện nay. Hoạt động này đánh giá xác nhận được tình hình sản xuất của cơ sở đó đối với khu vực xung quanh ra sao, có đáp ứng đầy đủ tiêu chí, tiêu chuẩn bảo vệ môi trường hay không, để xác nhận được sản xuất của cơ sở không gây ô nhiễm phát sinh trên diện rộng. Chi tiết về hồ sơ và nội dung quan trắc môi trường như thế nào hãy tìm hiểu tiếp trong nội dung bài tư vấn hôm nay của STEPRO nhé.
Quan trắc môi trường lao động sản xuất - đáp ứng pháp lý quy định với doanh nghiệp
Nước chúng ta đang trên con đường hội nhập và phát triển, vì thế rất nhiều ngành nghề, dự án đầu tư mới ra đời đáp ứng nhu cầu của người dân. Tuy nhiên, thực trạng ô nhiễm môi trường hiện nay cũng dần tăng cao bởi nhiều dự án xây dựng nhưng liệu có bao nhiêu dự án có thể thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường nhằm giảm thiểu ô nhiễm từ hoạt động của dự án đầu tư ? Biện pháp bảo vệ tốt nhất mà bạn cần biết đó là thực hiện hồ sơ môi trường nhằm đánh giá quan trắc thực trạng nguồn ô nhiễm để có phương án dự phòng ngăn chặn phù hợp và đó cũng là mục đích thực hiện lập hồ sơ báo cáo quan trắc môi trường định kỳ mà STEPRO giới thiệu.
Quan trắc môi trường được chính phủ quy định thực hiện cụ thể theo nghị định 18/2015/NĐ-CP và theo thông tư 43 yêu cầu bắt buộc tất cả các cơ sở đã đi vào hoạt động đều phải lập hồ sơ này. Một trong những nguyên nhân mà các cơ sở phải thực hiện hồ sơ phải kể đến đó chính là ràng buộc trách nhiệm sản xuất giữa chủ cơ sở với cơ quan chức năng môi trường nhằm bảo đảm khi hoạt động sản xuất không gây nguy hại đến với môi trường tiếp nhận. Bên cạnh đó, cơ quan môi trường sẽ định kỳ 6 tháng một lần căn cứ vào hồ sơ môi trường được thực hiện này mà có thể đánh giá được tình hình hoạt động của cơ sở trong thời gian qua về quy trình thực hiện, quy mô, năng suất, môi trường, chất thải, khí hậu, đánh giá được chất lượng chất thải đưa vào môi trường có hợp lý.
Ngoài ra thực hiện hồ sơ này thành công còn góp phần lên kế hoạch bảo vệ môi trường dự án một cách chi tiết và cụ thể nhất để giải quyết ô nhiễm sản xuất.
Nội dung thực hiện báo cáo quan trắc môi trường
+ Theo dõi số lượng, thực trạng, diễn biến các nguồn tác động tiêu cực phát sinh từ hoạt động của cơ sở đến chất lượng môi trường;
+ Theo dõi lưu lượng/ khối lượng / tần suất và định kỳ đo đạc, lấy mẫu phân tích các thông số ô nhiễm đặc trưng của chất thải phát sinh từ quá trình hoạt động của cơ sở (nước thải, khí thải, chất thải rắn, chất thải nguy hại, tiếng ồn, độ rung, và các chỉ tiêu khác); tần suất đo đạc, lấy mẫu phân tích tối thiểu 03 tháng/lần.
+ Định kỳ đo đạc, lấy mẫu phân tích các thông số liên quan đến các nguồn tác động tiêu cực của môi trường xung quanh cơ sở (nước mặt, nước ngầm, không khí, đất) – nếu tại khu vực của cơ sở không có trạm quan trắc chung của cơ quan nhà nước; tần suất đo đạc, lấy mẫu phân tích tối thiểu 06 tháng/lần.
+ Theo dõi diễn biến và đo đạc thực trạng các yếu tố (nếu có liên quan): xói mòn, trượt, sụt, lở, lún đất; xói lở bờ sông, bờ suối, bờ hồ, bờ biển; bồi lắng lòng sông, lòng suối, lòng hồ, đáy biển; thay đổi mực nước mặt, nước ngầm; xâm nhập mặn; xâm nhập phèn; và các tác động khác (nếu tại khu vực của cơ sở không có trạm quan trắc chung của cơ quan nhà nước); tần suất đo đạc phù hợp với từng trường hợp cụ thể
Mức xử phạt đối với cơ sở không lập báo cáo quan trắc môi trường
+ Nếu đối tượng thực hiện là đối tượng thuộc thẩm quyền xác nhận của UBND Huyện, nếu không thực hiện hồ sơ báo cáo quan trắc môi trường định kỳ sẽ bị cảnh cáo hoặc phạt từ 500k đến 1 triệu đồng.
+ Nếu đối tượng thuộc thẩm quyền xác nhận của sở TN&MT hoặc thuộc ban quản lý các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế thì nếu không thực hiện bản báo cáo quan trắc định kỳ sẽ bị phạt từ 10 triệu đến 15 triệu đồng.
+ Đối với các đối tượng thuộc thẩm quyền xác nhận của bộ TN&MT, các bộ, cơ quan ngang bộ nếu không thực hiện bản báo cáo quan trắc sẽ bị phạt từ 15 triệu đến 20 triệu đồng.
+ Bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường và hồ sơ môi trường tương đương đối tượng thuộc thẩm quyền xác nhận của Bộ Tài nguyên và Môi trường, các bộ, cơ quan ngang bộ nếu không thực hiện lập quan trắc môi trường sẽ bị phạt từ 20 triệu đến 40 triệu đồng.
Bạn muốn được hỗ trợ tư vấn miễn phí, nhanh chóng và chất lượng nhất thì hãy liên hệ đến STEPRO hotline 0915.668.418. Đến với chúng tôi tất cả thắc mắc của bạn sẽ được giải đáp một cách tận tình và chi tiết nhất. Liên hệ sử dụng dịch vụ để thấy sự khác biệt nhé